top of page
VĂN PHẨM NGUỒN SỐNG

Truyền rao Phúc Âm, gây dựng niềm tin cho người Việt khắp thế giới

04-27 Gương dâng hiến của người lãnh đạo


 

Câu gốc: “Lại, vì lòng ta yêu mến đền của Đức Chúa Trời, nên ngoại trừ số ta đã sắm cho đền thánh, ta cũng dâng cho đền của Đức Chúa Trời ta các đồ bằng vàng và bằng bạc thuộc riêng về ta,… Vậy ngày nay, ai là người vui lòng dâng mình cho Đức Giê-hô-va?” (câu 3, 5b).


Câu hỏi suy ngẫm: Vua Đa-vít nêu mục đích xây dựng đền thờ là gì? Trước khi kêu gọi dâng hiến, Vua đã nêu gương thế nào? Kết quả của lời kêu gọi dâng hiến cho đền thờ ra sao? Nhờ đâu có kết quả như vậy? Bạn áp dụng bài học này như thế nào?


Sau khi đã trao bản vẽ chi tiết xây dựng đền thờ do Chúa chỉ bảo cho ông Sa-lô-môn, con trai mình, Vua Đa-vít nhóm cả hội chúng lại để kêu gọi dâng hiến cho Chúa. Mở đầu lời kêu gọi, Vua nhấn mạnh mục đích xây dựng, “cái đền đó chẳng phải cho loài người đâu, bèn là cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời” (câu 1b). Điều này nhắc nhở chúng ta đừng ai khoe khoang về ngôi nhà thờ của mình hoặc so sánh hơn thua với ngôi nhà thờ khác, mà cần nhớ chúng ta xây nhà thờ là cho Chúa và để giúp mọi người thấy Chúa qua những sinh hoạt trong ngôi nhà thờ đó.


Từ câu 2-5a, Vua Đa-vít trình bày với hội chúng, “Ta đã hết sức sắm cho Đền của Đức Chúa Trời” (câu 2a) và “lòng ta yêu mến Đền của Đức Chúa Trời” (câu 3a), nên vua đã dâng hiến với một số lượng rất lớn. Sau khi nêu gương dâng hiến của vua là lãnh đạo cao nhất, vua cất lời kêu gọi: “Vậy ngày nay, ai là người vui lòng dâng mình cho Đức Giê-hô-va?” (câu 5b). Kết quả là các cấp lãnh đạo của Ít-ra-ên gồm các trưởng tộc, trưởng chi phái, quan tướng, người coi sóc công việc của vua, tất cả đều hưởng ứng, vui lòng dâng hiến cho công việc Đền Đức Chúa Trời (câu 6-8). Cuối cùng là cả dân chúng cũng vui mừng, trọn lòng vui ý dâng hiến thật rời rộng khiến cho Vua Đa-vít hết sức vui mừng vì số lượng dâng hiến của mọi người vượt qua cả số lượng dâng hiến của nhà vua (câu 9).


Nhờ đâu các cấp lãnh đạo đất nước và dân chúng vui lòng dâng hiến rời rộng như vậy? Trước hết, mọi người đều ý thức dâng hiến là dâng cho Chúa và với lòng yêu Chúa, yêu đền thờ của Ngài. Cụm từ “vui lòng dâng hiến” được nhắc nhiều lần nói lên tấm lòng dâng hiến tự nguyện vì họ hiểu rõ ràng mục đích dâng hiến. Thứ hai, trước khi kêu gọi các cấp lãnh đạo và dân chúng dâng hiến, vua đã làm gương. Chính sự vui lòng dâng hiến rời rộng của vua là động lực thúc đẩy mọi người vui lòng dâng hiến rời rộng. Nhà giải kinh J.A. Thompson đã viết: “Các nhà lãnh đạo sẽ không bao giờ nhìn thấy sự dâng hiến vui lòng từ bầy chiên của họ nếu họ không sẵn sàng đi đầu trong việc này.” Đây cũng chính là bài học lớn cho sự dâng hiến và kêu gọi dâng hiến của Hội Thánh Chúa ngày nay.


Bạn có “trọn lòng vui ý” khi dâng hiến rời rộng cho Chúa không?


Lạy Chúa, tạ ơn Ngài vì đã cho phép con góp phần trong việc xây dựng đền thờ cho Chúa cũng như nhiều công việc khác. Xin cho con không chỉ kêu gọi suông nhưng luôn nêu gương dâng hiến rời rộng cho Nhà Chúa.


(c) 2021 Văn Phẩm Nguồn Sống. Used by permission.

99 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


VĂN PHẨM NGUỒN SỐNG

Địa Chỉ Văn Phòng

1100 North Paradise Street

Anaheim, CA 92806 USA

Địa Chỉ Hộp Thư

PO Box 4568

Anaheim, CA 92803-4568 USA

  • Facebook Social Icon

Liên Kết

Bản đồ trang Web

Lượt Khách

bottom of page