top of page
VĂN PHẨM NGUỒN SỐNG

Truyền rao Phúc Âm, gây dựng niềm tin cho người Việt khắp thế giới

Sứ Đồ Phao-lô Trước Toà Công Luận


“Qua đêm sau, Chúa hiện đến cùng người mà phán rằng: Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem thể nào, thì cũng phải làm chứng cho Ta tại thành Rô-ma thể ấy” (câu 11).

Câu hỏi suy ngẫm: Sứ đồ Phao-lô đã làm chứng trước Tòa Công Luận như thế nào? Ông đã giải quyết tình hình căng thẳng giữa tòa án ra sao? Lời phán của Chúa trong đêm hôm sau có ý nghĩa gì với Sứ đồ Phao-lô? Bài học này giúp cho đời sống chứng nhân của bạn thế nào?Với thái độ bình tĩnh và lời nói khiêm nhu, Sứ đồ Phao-lô đưa ra lời giải thích và mong đợi sự cảm thông từ Tòa Công Luận. Ông nhìn thẳng lên mọi người và nói: “Hỡi các anh em, trước mặt Đức Chúa Trời, tôi đã ăn ở trọn lương tâm tử tế cho đến ngày nay” (23:1).

Cầu hòa bình giữa vòng anh em là điều Cơ Đốc nhân phải theo đuổi. Tuy vậy, khi thầy tế lễ thượng phẩm vô cớ sai người vả miệng Sứ đồ Phao-lô, ông đã thẳng thắn đáp lại bằng hình ảnh bức tường tô trắng như lời Chúa Giê-xu mắng những người Pha-ri-si giả hình (Ma-thi-ơ 23:27). Ông không thể chấp nhận hành động thô bạo của một người nhân danh luật pháp xét xử người khác mà lại vi phạm luật pháp, ra lệnh đánh người để trấn áp khi chưa xét xử (23:3; Phục Truyền 19:15-21). Sứ đồPhao-lô có ý không nhìn nhận ông A-na-nia ở chức vị thầy tế lễ (23:5).

Sự tôn trọng không có được do chức vị nhưng do lời nói và việc làm. Nếu người ta nói “Tôi không biết bạn là một Cơ Đốc nhân,” thì chúng ta đã thất bại trong địa vị làm sứ giả của Chúa Giê-xu trên đất.Trong tình hình căng thẳng ấy, Chúa ban cho Sứ đồ Phao-lô sự khôn ngoan để hướng sự tập trung về những khác biệt trong quan điểm về sự sống lại của hai nhóm Pha-ri-si và Sa-đu-sê. Ông nói lớn: “Hỡi anh em tôi là người Pha-ri-si, con của dòng Pha-ri-si. Ấy là vì sự trông cậy của chúng ta và sự sống lại của những người chết mà tôi phải chịu xử đoán” (câu 6). Hội đồng bị chia rẽ, cãi vã to tiếng với nhau và quên đi mục tiêu chính là Sứ đồ Phao-lô. Khi Hội Thánh của Chúa bị chia rẽ thì Cơ Đốc nhân sẽ quên mục tiêu chính của mình là tôn thờ Ba Ngôi Đức Chúa Trời và rao truyền Phúc Âm của Ngài.Chúa đã hiện ra và phán với Sứ đồ Phao-lô: “Hãy can đảm! Con đã làm chứng cho ta tại Giê-ru-sa-lem thể nào thì con cũng phải làm chứng cho Ta tại La Mã thể ấy” (câu 11 BTTHĐ).

Chúa rất hài lòng về sự làm chứng của Sứ đồ Phao-lô tại Giê-ru-sa-lem. Ngài tiếp tục sai phái ông đến La Mã để tiếp tục làm chứng tốt như ở đây. Chúa luôn ở cùng và ban sự khích lệ đúng lúc cho Sứ đồ Phao-lô cũng như cho những ai hết lòng làm chứng về Chúa.

Chúa nhận định về đời sống chứng nhân của bạn như thế nào?

Cầu xin Chúa ban cho con sự can đảm và biết tận dụng cơ hội để làm chứng về Chúa cho những người thân trong gia đình, cho bạn cùng làm việc, xóm giềng, và cả những người đang chống đối niềm tin của con.

(c) 2016 Văn Phẩm Nguồn Sống. Used by permission.

20 views0 comments

Recent Posts

See All

VĂN PHẨM NGUỒN SỐNG

Địa Chỉ Văn Phòng

1100 North Paradise Street

Anaheim, CA 92806 USA

Địa Chỉ Hộp Thư

PO Box 4568

Anaheim, CA 92803-4568 USA

  • Facebook Social Icon

Liên Kết

Bản đồ trang Web

Lượt Khách

bottom of page