top of page
VĂN PHẨM NGUỒN SỐNG

Truyền rao Phúc Âm, gây dựng niềm tin cho người Việt khắp thế giới

Tình Yêu Tha Thứ Và Chấp Nhận


“Vậy nếu anh coi tôi là bạn hữu anh, thì hãy nhận lấy người như chính mình tôi vậy” (câu 17).

Câu hỏi suy ngẫm: Sứ đồ Phao-lô cảm tạ Chúa về ông Phi-lê-môn như thế nào? Sứ đồ Phao-lô nài xin ông Phi-lê-môn điều gì? Dựa vào đâu mà Sứ đồ Phao-lô nài xin như thế? Làm sao có thể tha thứ và chấp nhận cho người đã từng làm tổn thương mình?

Trong thư gửi cho ông Phi-lê-môn, Sứ đồ Phao-lô đã đề cao đức tin trong Chúa Giê-xu cùng tấm lòng yêu thương của ông Phi-lê-môn đối với các thánh đồ. Cũng chính vì cớ đó mà Sứ đồ Phao-lô hằng cảm tạ Chúa về ông Phi-lê-môn, cũng như có một lòng tin, sự tôn trọng đối với ông. Sứ đồ Phao-lô tin rằng tình yêu thương mà ông Phi-lê-môn có được là đến từ Chúa Cứu Thế và nhờ đó mà ông đã làm được nhiều việc lành đem đến niềm an ủi cho nhiều thánh đồ (câu 4-7). Ông Phi-lê-môn chắc hẳn đã giúp đỡ rất nhiều anh em trong cộng đồng đức tin, trong đó có cả Sứ đồ Phao-lô (câu 13). Ông đã thể hiện được tình yêu thương không chỉ qua lời nói mà có cả hành động thực tiễn.

Dựa vào lòng rộng mở của ông Phi-lê-môn mà Sứ đồ Phao-lô đã nài xin ông hãy đón nhận lại người đầy tớ từng bỏ trốn là ông Ô-nê-sim. Sứ đồ Phao-lô giải thích rõ rằng ông Ô-nê-sim đã thay đổi thế nào và trở nên ích lợi ra sao cho chính mình. Dù Sứ đồ Phao-lô có quyền giữ ông Ô-nê-sim lại để giúp việc cho mình nhưng ông muốn trước hết phải giải hòa mối quan hệ giữa chủ và tớ đã có những tổn thương trước kia (câu 13-14). Sứ đồ Phao-lô mong ước ông Phi-lê-môn chấp nhận ông Ô-nê-sim trở lại không phải trong vị trí là một đầy tớ mà là một anh em yêu dấu trong Chúa (câu 16). Đây là một việc làm khó nhưng nhờ vào tình yêu nơi Chúa Cứu Thế mà Sứ đồ Phao-lô tin là ông Phi-lê-môn có thể làm được. Điều đó không phải đến bởi cá nhân ông Phi-lê-môn nhưng bởi năng lực của tình yêu trong Chúa. Tình yêu đó khiến chúng ta có thể chấp nhận và tha thứ cho người đã từng phạm lỗi lầm với mình. Chỉ bởi tình yêu Chúa đặt để trong lòng chúng ta mới có thể làm được. Sứ đồ Phao-lô nài xin ông Phi-lê-môn “nếu anh coi tôi là bạn hữu anh, thì hãy nhận lấy người như chính mình tôi vậy” (câu 17). Đây là một thách thức cho ông Phi-lê-môn, nhưng chúng ta tin rằng ông có thể chấp nhận ông Ô-nê-sim trở lại nhờ vào tình yêu nơi Chúa Cứu Thế.

Chúa muốn mỗi con dân Chúa phải đối với người khác bằng tình yêu của chính Ngài thì mới có thể sẵn lòng tha thứ và đón nhận nhau dù họ có lỗi lầm. Đó là tình yêu tha thứ và chấp nhận như Sứ đồ Phao-lô dạy trong I Cô-rinh-tô 13:7 “Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.”

Bạn thực hành tình yêu tha thứ và chấp nhận như thế nào trong cuộc sống?

Lạy Chúa, xin giúp con có thể yêu thương anh chị em mình bằng tình yêu của Ngài và ban cho con năng lực để tha thứ và chấp nhận những người từng làm tổn thương con.

(c) 2016 Văn Phẩm Nguồn Sống. Used by permission.

17 views

Recent Posts

See All

VĂN PHẨM NGUỒN SỐNG

Địa Chỉ Văn Phòng

1100 North Paradise Street

Anaheim, CA 92806 USA

Địa Chỉ Hộp Thư

PO Box 4568

Anaheim, CA 92803-4568 USA

  • Facebook Social Icon

Liên Kết

Bản đồ trang Web

Lượt Khách

bottom of page